Kiến thức kỹ thuật

5 lưu ý khi lựa chọn ray trượt ngăn kéo

Dù bạn đang lắp đặt ngăn kéo cho văn phòng nhỏ hay nhà xưởng bận rộn, việc hiểu rõ nhu cầu sử dụng sẽ giúp bạn chọn được loại ray phù hợp. Trong bài viết dưới đây, VietMRO mách bạn 5 lưu ý khi lựa chọn ray trượt ngăn kéo, từ việc xác định khả năng tải trọng, vị trí lắp đặt đến độ mở của ngăn kéo.
5 lưu ý khi lựa chọn ray trượt ngăn kéo

Nếu bạn từng gặp phải tình trạng ngăn kéo bị kẹt hoặc không thể mở hay đóng dễ dàng, bạn sẽ hiểu cảm giác khó chịu đó, đặc biệt nếu đó là ngăn kéo được sử dụng thường xuyên. Việc phải kéo mạnh ngăn kéo không chỉ gây hỏng ngăn kéo mà còn có thể làm hỏng cả đồ nội thất. Vấn đề này thường do chọn sai loại ray trượt cho ngăn kéo. Vậy nên, hãy cùng VietMRO điểm qua những điều bạn cần xem xét để chọn được loại ray trượt tốt nhất cho ngăn kéo của mình.

Khả năng tải trọng của ray trượt ngăn kéo

Đầu tiên, hãy nghĩ về trọng lượng mà ngăn kéo cần chứa. Mỗi loại ray trượt được thiết kế để chịu một tải trọng cụ thể. Ngăn kéo sẽ được sử dụng cho mục đích gì, và bạn mong đợi nó chứa bao nhiêu? Ví dụ, nếu là tủ đựng hồ sơ, nó cần chịu tải trọng lớn hơn so với ngăn kéo đựng văn phòng phẩm. Trong các ứng dụng công nghiệp, ray trượt cần hỗ trợ tải trọng nặng hơn nữa.

Hầu hết các ray trượt được đánh giá cho tải trọng 75, 100 hoặc 150 pound (khoảng 34, 45 hoặc 68 kg). Tuy nhiên, một số loại ray bi có thể chịu tải trọng hơn 500 pound (227 kg). Biết được trọng lượng mà ngăn kéo phải chịu sẽ giúp bạn thu hẹp lại các lựa chọn.

Vị trí lắp đặt ray trượt

Có 3 vị trí gắn ray trượt ngăn kéo phổ biển:

  • Ray trượt được gắn ở vị trí giữa: Đây là vị trí cơ bản nhất, được gắn dưới đáy ngăn kéo. Loại ray này là một thanh trượt đơn, nằm chính giữa dưới ngăn kéo. Do được giấu dưới ngăn kéo, ray gắn ở giữa thích hợp nếu bạn muốn làm nổi bật vẻ đẹp của tủ gỗ. Tuy nhiên, loại này có khả năng chịu tải nhẹ hơn, không phù hợp cho các ngăn kéo lớn chứa đồ nặng.
  • Ray trượt được gắn hai bên: Ray gắn hai bên đi theo cặp và được lắp hai bên ngăn kéo. Loại này yêu cầu khoảng hở (thường là 1/2 inch, khoảng 1.27 cm) giữa ngăn kéo và lỗ tủ. Ray gắn hai bên có thể chịu tải trọng nặng hơn so với ray gắn giữa, nhưng lại dễ bị lộ mỗi khi mở ngăn kéo.
  • Ray trượt được gắn ở dưới đáy: Ray gắn dưới cũng đi theo cặp và được lắp ở mặt dưới của ngăn kéo. Đây là lựa chọn tốt cho ngăn kéo chứa đồ nặng và thích hợp nếu bạn không muốn thấy phụ kiện ray trượt khi mở ngăn kéo. Ray gắn dưới phổ biến nhưng có thể tăng chi phí, đặc biệt nếu bạn cần lắp nhiều ngăn kéo.
3 vị trí gắn ray trượt ngăn kéo phổ biển

Hình 1. 3 vị trí gắn ray trượt ngăn kéo phổ biển

Chiều dài ray trượt

Yếu tố tiếp theo là chiều dài của ray. Ray trượt có độ dài từ 7.8 inch (khoảng 20 cm) đến 36 inch (91 cm), với nhiều kích thước khác nhau.

Nếu ngăn kéo có mặt trước che phủ miệng tủ (overlay), bạn cần đo từ mép trước của tủ đến mặt sau và trừ đi 1 inch (khoảng 2.54 cm). Nếu ngăn kéo là dạng âm hoặc phẳng với mặt tủ (inset), hãy trừ thêm độ dày của mặt trước ngăn kéo để tính chiều dài ray chính xác.

Độ mở của ngăn kéo

Bạn cần ngăn kéo mở ra bao nhiêu? Độ mở của ray trượt có ba tùy chọn: mở 3/4, mở toàn phần và mở vượt mức.

  • Mở 3/4: Đây là loại phổ biến nhất, cho phép một phần ngăn kéo vẫn nằm trong tủ khi mở. Loại này kinh tế và có nhiều kiểu gắn khác nhau.
  • Mở toàn phần: Loại này cho phép ngăn kéo kéo ra hoàn toàn, giúp bạn tiếp cận 100% không gian bên trong.
  • Mở vượt mức: Loại này cho phép ngăn kéo mở ra xa hơn toàn phần. Điều này hữu ích nếu có mép bàn hoặc mặt tủ cản trở việc tiếp cận toàn bộ ngăn kéo. Loại này cũng thường được sử dụng cho tủ hồ sơ lớn.
Độ mở của ngăn kéo

Hình 2. Độ mở của ngăn kéo

Tính năng đóng mở

Ray trượt còn có các tùy chọn chuyển động đặc biệt.

  • Đóng nhẹ: Ray có tính năng giảm chấn giúp đóng ngăn kéo nhẹ nhàng, không gây tiếng động lớn.
  • Tự động đóng: Với một cú đẩy nhẹ, ngăn kéo sẽ tự động đóng kín.
  • Đẩy để mở: Tính năng này loại bỏ nhu cầu dùng tay nắm hoặc tay cầm. Chỉ cần đẩy nhẹ, ngăn kéo sẽ tự mở ra. Điều này rất tiện lợi nếu bạn muốn thiết kế ngăn kéo không tay cầm. Một số ray còn kết hợp cả tính năng đẩy để mở và đóng nhẹ.

Nguồn: Theo Grainger

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *