Kiến thức kỹ thuật

Biến tần lai (Hybrid Inverter): Ưu nhược điểm bạn nên biết

Biến tần lai giúp chuyển đổi, lưu trữ và dự phòng điện hiệu quả. Giải pháp này phù hợp với doanh nghiệp cần hệ thống điện mặt trời ổn định, tiết kiệm lâu dài.
Bộ nghịch lưu lai: Ưu nhược điểm bạn nên biết

Nhu cầu sử dụng điện từ năng lượng mặt trời ngày càng tăng tại các hộ gia đình và doanh nghiệp. Để dòng điện tạo ra có thể sử dụng hiệu quả, một biến tần lai (Hybrid Inverter) phù hợp là việc không thể thiếu.

Nguyên lý hoạt động của biến tần lai

Nếu biến tần tiêu chuẩn chuyển đổi dòng điện DC từ tấm pin sang dòng AC để sử dụng thì với biến tần lai, bạn còn có thể lưu trữ năng lượng khi để có thể sử dụng khi cần. Tính năng lưu trữ làm cho bộ lai vượt trội trong các hệ thống hiện đại.

Không giống với loại tiêu chuẩn, biến tần lai lấy điện từ lưới mặt trời và lưu trữ lại. Điều này giúp đảm bảo nguồn điện dự phòng trong những lúc mất điện hoặc thời tiết xấu. Cơ chế này mang lại hiệu quả sử dụng điện năng cao và đáng tin cậy.

pid700257-hinh-1-bien-tan-lai-dien hybrid-inverter

Hình 1. Biến tần lai điện (Hybrid Inverter)

Các loại biến tần lai phổ biến

Biến tần lai có ba loại chính, mỗi loại đều mang lại lợi ích riêng. Việc hiểu rõ từng loại sẽ giúp bạn lựa chọn phù hợp với không gian và nhu cầu.

  • Biến tần lai sạc pin từ lưới điện: Đây là loại biến tần được sử dụng phổ biến nhất. Khi pin đầy hoặc khi có sự cố, thiết bị tự động chuyển sang nguồn điện dự phòng. Loại này phù hợp với không gian nhỏ như xe RV, thuyền, nhà lưu động hoặc văn phòng.
  • Biến tần lai tích hợp bộ theo dõi điểm công suất tối đa (MPPT): Tối ưu hiệu suất và tiết kiệm không gian. Loại biến tần này không cần kết nối và tương tác với lưới điện thường xuyên.
  • Biến tần hòa lưới: Loại này có thể bán điện dư giúp tiết kiệm chi phí điện năng. Đồng thời cung cấp điện dự phòng khi mất điện. Sự linh hoạt của thiết bị này làm tăng giá trị sử dụng của bộ chuyển đổi điện lai.

Biến tần lai và biến tần khác nhau ở điểm nào?

Biến tần lai và các loại biến tần khác nhau ở một số điểm quan trọng. Biến tần lai nổi bật với khả năng vượt trội so với nhiều loại biến tần hiện nay, giúp tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm lâu dài.

So với biến tần chuỗi, biến tần lai hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện bóng râm và cung cấp điện dự phòng. Trong khi biến tần chuỗi dễ bị giảm hiệu suất nếu các tấm pin mặt trời bị che khuất thì biến tần lai lại không gặp phải vấn đề này.

Khác với biến tần vi mô, được gắn trên từng tấm pin, biến tần lai được đặt trung tâm và cho phép kiểm soát toàn hệ thống, giúp quản lý hiệu suất tổng thể tốt hơn. Điều này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp cần theo dõi toàn bộ hệ thống một cách hiệu quả.

pid700257-hinh-2-bien-tan-lai-nang-luong-mat-troi-dang-treo-tuong

Hình 2. Biến tần lai năng lượng mặt trời dạng treo tường

Một điểm khác biệt đáng kể khác của biến tần lai là khả năng kết nối và xuất điện về lưới, giống như biến tần độc lập. Điều này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm chi phí mà còn cung cấp thêm nguồn điện dự phòng. Đây là một lợi thế đáng giá khi mở rộng ứng dụng biến tần lai trong nhiều tình huống khác nhau.

Ưu nhược điểm của biến tần lai bạn nên biết

Biến tần lai có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với hệ thống lưu trữ, dễ giám sát và ít bảo trì. Tính linh hoạt của thiết bị này giúp người dùng yên tâm khi sử dụng chúng trong điện kiện thời tiết xấu hay tình huống bất ngờ.

Tuy nhiên, nhược điểm của biến tần lai là không thể nâng cấp hệ thống cũ mà buộc phải thay thế, chi phí đầu tư rất cao. Ngoài ra, khả năng mở rộng trong tương lai có thể bị giới hạn. Cân nhắc kỹ trước khi đầu tư sẽ giúp bạn tránh phát sinh chi phí về sau.

Biến tần lai là thiết bị không chỉ tối ưu hiệu suất điện mặt trời tại nhà và doanh nghiệp mà còn là giải pháp lý tưởng. Đầu tư đúng thời điểm vào biến tần lai chất lượng sẽ tiết kiệm chi phí lâu dài. Nếu bạn muốn mở rộng hệ thống năng lượng sạch, đây là thiết bị đáng đầu tư.

Nguồn: CHINT Blog

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *