Kiến thức kỹ thuật

Cốc thí nghiệm: Phân loại và cách vệ sinh

Cốc thí nghiệm: Phân loại và cách vệ sinh

Cốc thí nghiệm là dụng cụ để chứa chất lỏng nhằm khuấy trộn, pha chế hoặc gia nhiệt. Chúng có nhiều kiểu dáng, kích thước và vật liệu khác nhau tùy vào ứng dụng cụ thể và có thể tái sử dụng hoặc dùng một lần. Bài viết dưới đây của VietMRO sẽ cùng bạn khám phá về các loại cốc thí nghiệm và cách vệ sinh chúng.

Các loại cốc thí nghiệm

  • Cốc thủy tinh thành thấp: hay còn gọi là cốc Griffin, cao gấp rưỡi so với chiều rộng. Cốc có vòi để rót và thành cốc thẳng, phù hợp để gia nhiệt trên bếp gia nhiệt.
  • Cốc nhựa thành thấp: Cốc có thể có tay cầm để dễ rót. Đáy rộng và phẳng, lý tưởng để sử dụng trong các ứng dụng cần gia nhiệt.
  • Cốc thành cao: hay còn gọi là cốc Berzelius, cao gấp đôi chiều rộng, thích hợp cho các thí nghiệm chuẩn độ với thành hơi thon và vòi rót.
Các loại cốc thí nghiệm

Hình 1. Các loại cốc thí nghiệm

Các loại vật liệu

  • Thủy tinh: Được làm từ thủy tinh borosilicate, chịu được thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt, có khả năng chống hóa chất tốt và chịu nhiệt lên đến 400°C.
  • Nhựa: Cần cẩn thận khi chọn loại cốc nhựa phù hợp tùy thuộc vào hóa chất được sử dụng và yêu cầu về nhiệt.
  • Kim loại: Làm từ thép không gỉ hoặc nhôm, nhẹ, không vỡ hoặc nứt mẻ. Cốc nhôm chịu nhiệt đến 340°C, còn cốc thép không gỉ chịu được nhiệt lên đến 550°C.

Cách vệ sinh cốc thí nghiệm

Bất kể cốc thí nghiệm của bạn được làm từ nhựa, thủy tinh hay kim loại, cần vệ sinh chúng kỹ lưỡng để loại bỏ chất bẩn hoặc chất gây ô nhiễm. Rửa cốc ngay sau khi sử dụng bằng nước nóng hoặc sử dụng máy rửa dụng cụ phòng thí nghiệm. Điều này giúp tránh cặn bám và đảm bảo kết quả thí nghiệm không bị ảnh hưởng.

Vệ sinh cốc thí nghiệm

Hình 2. Vệ sinh cốc thí nghiệm

Nguồn: Theo Grainger

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *