Kiến thức kỹ thuật

Hàng tồn kho MRO là gì? Các cách quản lý hàng tồn kho

Bài viết cung cấp ba phương pháp quản lý tồn kho MRO hiệu quả, bao gồm quản lý tồn kho doanh nghiệp, quản lý tồn kho nhà cung cấp và máy bán hàng tự động hoặc tủ kính an toàn. Khuyến khích các doanh nghiệp thử nghiệm các chiến lược quản lý tồn kho MRO để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
04 - pid285068 hang ton kho mro la gi cac cach quan ly hang ton kho

Bài viết sau giới thiệu về hàng tồn kho MRO và vai trò quan trọng của nó trong duy trì hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, vấn đề về chi phí của hàng tồn kho MRO và sự cần thiết của việc duy trì các mặt hàng sẵn tay cũng được nêu bật dưới đây.

Bài viết còn cung cấp ba phương pháp quản lý tồn kho MRO hiệu quả, bao gồm quản lý tồn kho doanh nghiệp, quản lý tồn kho nhà cung cấp và máy bán hàng tự động hoặc tủ kính an toàn. Khuyến khích các doanh nghiệp thử nghiệm các chiến lược quản lý tồn kho MRO để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Hàng tồn kho MRO là gì?

Đó là những mặt hàng dự trữ phục vụ cho mục đích sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị, vật tư, … giúp duy trì hoạt động trong doanh nghiệp của bạn. Có thể hiểu đơn giản như tủ kho chứa đèn trang trí và giấy máy in, hoặc các mặt hàng phức tạp và chuyên biệt hơn.

Bạn có lưu trữ các bộ phận máy, động cơ thay thế sẵn không? Có máy phát điện dự phòng hay không? Tất cả đều là một phần của hàng tồn kho MRO.

Hình 1. Hàng tồn kho MRO là gì?

Hình 1. Hàng tồn kho MRO là gì?

Chi phí của các mặt hàng MRO

Trong cuộc sống hàng ngày, có những vật phẩm mà chúng ta cần tích trữ để sử dụng thường xuyên. Trong môi trường sản xuất và kinh doanh, việc hết hàng đột ngột có thể làm giảm tốc độ hoặc ngừng hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Khi đó, việc nhân viên phải ra ngoài để mua các sản phẩm cần thiết không chỉ tốn kém mà còn tốn thời gian. Đó chính là lý do tại sao cần phải đảm bảo rằng doanh nghiệp có sẵn tất cả mọi thứ cần thiết vào thời điểm cần, đặc biệt là phải đúng loại, đúng nơi và đúng thời điểm.

Hầu hết các công ty không biết chí phí thực sự của hàng tồn kho MRO là bao nhiêu. Tùy thuộc vào quy mô của công ty, một tổ chức có thể đầu tư hàng tỷ hoặc thậm chí hàng triệu đô la vào các nguồn cung và bộ phận MRO. Việc theo dõi hàng tồn kho thường không chính xác, lưu trữ bừa bãi và việc sử dụng chúng cũng khó kiểm soát.

Làm thế nào để đảm bảo doanh nghiệp có đủ mọi thứ sẵn sàng khi cần và đồng thời làm cho việc quản lý tồn kho hiệu quả về chi phí nhất? Làm thế nào để bạn biết được tồn kho của bạn thực sự tốn bao nhiêu trong ngân sách chi tiêu của doanh nghiệp? Làm thế nào để bạn có thể ra quyết định thông minh về việc nên cất giữ những gì và sử dụng chúng trong trường hợp nào?

Hình 2. Làm thế nào để tiết kiệm chi phí tồn kho MRO

Hình 2. Làm thế nào để tiết kiệm chi phí tồn kho MRO

Các cách quản lý tồn kho chiến lược

Tùy thuộc vào quy mô và bản chất kinh doanh, cũng như yêu cầu và thách thức về tồn kho của doanh nghiệp sẽ có các phương pháp xây dựng chiến lược quản lý tồn kho khác nhau. Theo VietMRO tìm hiểu, Grainger có cung cấp một số cách sáng tạo để quản lý tồn kho theo tính linh hoạt và kiểm soát chi phí. Tất cả các giải pháp của Grainger có thể được tóm tắt thành ba loại bao gồm:

  • Quản lý tồn kho doanh nghiệp (CMI)
  • Quản lý tồn kho nhà cung cấp (VMI)
  • Sử dụng máy bán hàng tự động công nghiệp
Đầu tiên, quản lý tồn kho doanh nghiệp

Hệ thống quản lý tồn kho doanh nghiệp (CMI) rất phù hợp với các cơ sở muốn một chương trình đơn giản và sử dụng các công cụ tự quản lý. Phương pháp này bao gồm việc sử dụng mã vạch và máy quét cầm tay để theo dõi hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp. Qua các chương trình phần mềm liên quan, doanh nghiệp sẽ nhận được cảnh báo về các mặt hàng tồn kho thấp và hết hàng. Bạn có thể dễ dàng tra cứu thông tin lịch sử và xu hướng sử dụng tồn kho, đồng thời truy cập định giá tài sản có thể đo lường được cho tồn kho thực tế của bạn.

Hình 3. Sử dụng mã vạch và máy quét trong phương pháp quản lý tồn kho doanh nghiệp

Hình 3. Sử dụng mã vạch và máy quét trong phương pháp quản lý tồn kho doanh nghiệp

Thứ hai, quản lý tồn kho nhà cung cấp

Quản lý tồn kho nhà cung cấp (VMI) là một hình thức quản lý tồn kho mà nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hàng tồn kho trực tiếp tại cơ sở của khách hàng, hay doanh nghiệp của bạn. Trong mô hình này, nhà cung cấp sẽ đặt hàng, cung ứng và duy trì hàng tồn kho dựa trên các yêu cầu và dữ liệu sử dụng được cung cấp bởi khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu tồn kho và tăng cường hiệu suất hoạt động, vì hàng tồn kho chỉ được duy trì tại mức cần thiết và được cập nhật theo thời gian thực.

Quản lý tồn kho nhà cung cấp (VMI) thường là tùy chọn tiết kiệm chi phí nhất đối với các tổ chức có tồn kho lớn và đa dạng hơn. Doanh nghiệp sẽ chia sẻ dữ liệu hàng tồn kho của mình với nhà cung cấp để họ ra quyết định xác định kích thước đặt hàng cho cả hai. Do đó, nhà cung cấp chịu trách nhiệm về chi phí đặt hàng của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp phải trả chi phí nắm giữ của mình. Chính sách này có thể giúp ngăn chặn hàng tồn kho không mong muốn và giảm chi phí tổng thể cho doanh nghiệp.

Hình 4. Quản lý tồn kho nhà cung cấp (VMI)

Hình 4. Quản lý tồn kho nhà cung cấp (VMI)

Thứ ba, sử dụng máy bán hàng tự động công nghiệp

Bạn có muốn theo dõi những mặt hàng hiện tại, ai đã dùng các mặt hàng nào và kiểm soát phân phối sản phẩm? Doanh nghiệp của bạn cần quyền truy cập an toàn, dễ dàng và không cần nhân viên kiểm soát an ninh kho hàng? Giải pháp máy bán hàng tự động công nghiệp là dành cho bạn. Nhân viên chỉ cần quẹt thẻ hoặc mã và chọn sản phẩm cần thiết, thông tin về hàng tồn kho sẽ được theo dõi và ghi lại, đảm bảo cho việc bạn muốn kiểm tra hàng hóa kho khi cần.

Tóm lại, hãy thử vận hành ba chiến lược trên trong hoạt động quản lý tồn kho MRO cho doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.

Hình 5. Sử dụng máy bán hàng tự động công nghiệp để quản lý tồn kho

Hình 5. Sử dụng máy bán hàng tự động công nghiệp để quản lý tồn kho

VietMRO là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các mặt hàng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa cho các nhà máy đầu tư nước ngoài và các nhà máy trong nước như: Canon, Panasonic, Vinfast, Formosa, Kangaroo ...
Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm kết hợp với công nghệ hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp, Công ty cổ phần Bách Liên - VietMRO sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng trong công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, vật tư tiêu hao cho sản xuất.

Nguồn: Theo nhóm biên tập của Grainger.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *