Kiến thức kỹ thuật

Máy scan – Chọn loại nào phù hợp với văn phòng nhỏ?

Máy scan là thiết bị cần thiết cho các doanh nghiệp tại nhà để số hóa tài liệu, hình ảnh, giúp tiết kiệm thời gian và không gian lưu trữ. Tuy nhiên, với nhiều loại máy scan khác nhau trên thị trường, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp có thể khiến bạn bối rối. Bài viết này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn giải đáp những thắc mắc khi mua máy scan cho doanh nghiệp tại nhà.

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm máy scan trên thị trường có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong công việc hàng ngày của bạn. Nhưng câu hỏi được đặt ra là: những tính năng nào trong máy quét máy in là quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp tại nhà như của bạn? Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến những câu hỏi hàng đầu cần suy nghĩ khi mua máy quét. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến các loại máy quét khác nhau mà bạn có thể chọn cũng như các tính năng độc đáo của chúng.

Máy scan là gì?

Máy scan (máy quét) là một thiết bị hoạt động bằng cách sử dụng ánh sáng và quang học để chuyển đổi hình ảnh hoặc văn bản trên giấy sang định dạng kỹ thuật số, phục vụ cho các mục đích chỉnh sửa, hiển thị hoặc lưu trữ trên máy tính. Thông thường, những hình ảnh này cần phải có độ phân giải khá cao để phục vụ cho yêu cầu công việc.

Hình 1. Máy scan là gì?

Bạn cần máy scan để làm gì?

Khi nói đến việc chọn máy quét phù hợp, nó thực sự phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của từng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Hình ảnh và tài liệu là những thứ phổ biến nhất mà bạn cần scan, bên cạnh đó sẽ là: biên nhận, báo giấy, danh thiếp hoặc cuộn phim. Nếu bạn thường xuyên cần phải quét nhiều thứ hoặc cần quét nhiều trang tài liệu cùng lúc, bạn có thể sẽ cân nhắc các loại máy quét tài liệu (còn được gọi là máy quét sheetfed) — hầu hết các máy quét này được thiết kế để thực hiện các nhu cầu quét số lượng lớn.

Có những loại máy scan nào?

Có khá nhiều loại máy quét khác nhau, hãy tìm hiểu những loại hiện có để hiểu hơn về sản phẩm và có được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn nhé.

Máy scan mặt kính

Đối với hình ảnh hoặc tài liệu đóng gáy (ví dụ: sách, tạp chí hoặc các loại báo cáo), máy quét mặt kính phẳng sẽ hoạt động tốt nhất. Những loại máy quét này đi kèm với một bề mặt kính lớn, bạn có thể đặt tài liệu cần scan trên bề mặt phẳng đó và thực hiện lệnh scan. Chúng cũng có xu hướng linh hoạt, cho phép bạn scan các trang từ sách, tạp chí hoặc các hạng mục dễ bị hỏng như ảnh cũ.

Hình 2. Máy scan mặt kính

Máy scan dạng cuộn

Không giống như máy quét mặt kính phẳng, máy quét dạng cuộn chỉ quét các trang tài liệu và không thể được sử dụng để quét các loại tài liệu dày như cuốn sách hoặc báo cáo đóng gáy. Hầu hết các máy quét dạng cuộn đều có khả năng quét hai mặt và nạp tài liệu tự động (ADF), có hiệu quả xử lý cao và tốc độ scan nhanh.

Hình 3. Máy scan dạng cuộn

Máy scan hình ảnh

Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ lưu trữ liên quan đến việc scan hình ảnh và chụp ảnh, lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn là chọn một máy quét hình ảnh chuyên dụng. Những máy quét như vậy có thể quét hình ảnh với độ phân giải cao và khả năng quét hình ảnh trong suốt hoặc âm bản. Một số loại máy quét sẽ cung cấp phần mềm riêng đi kèm dùng để chỉnh sửa hình ảnh và loại bỏ bụi và vết xước.

Hình 4. Máy scan hình ảnh

Bạn sẽ sử dụng phần mềm scan nào?

Hầu hết các máy quét đều đi kèm với phần mềm cơ bản, ví dụ như máy quét Brother có thể dễ dàng vận hành thông qua ứng dụng iPrint & Scan – hoàn toàn miễn phí. Tùy thuộc vào nhu cầu scan của bạn, các tính năng mà bạn có thể cần sẽ bao gồm:

  • Chỉnh sửa hình ảnh: cho phép xử lý ảnh đã được scan
  • Nhận dạng ký tự quang học (OCR): dịch văn bản đã được scan thành văn bản có thể chỉnh sửa
  • Lập mục lục văn bản: xử lý văn bản được scan để dễ dàng tìm kiếm và sắp xếp
  • Tài liệu PDF có thể tìm kiếm: tạo các tệp PDF có thể được tìm kiếm

Nguồn: Theo website chính hãng của Brother

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *