Sillica tinh thể là gì? Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất

Silica tinh thể là một khoáng chất rất phổ biến trong sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát đúng cách, việc tiếp xúc với silica tinh thể có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho người lao động.
Silica tinh thể là gì và có từ đâu?
Silica tinh thể tồn tại trong các vật liệu như thủy tinh, gạch, bê tông, gốm sứ và đá nhân tạo. Nó cũng xuất hiện trong cát công nghiệp – thành phần được sử dụng phổ biến trong các hoạt động phun mài và sản xuất công nghiệp. Khi các vật liệu này bị cắt, nghiền hoặc đánh bóng, chúng sinh ra bụi rất mịn. Đây chính là bụi Silica – loại bụi có khả năng xâm nhập vào phổi và gây tổn thương lâu dài cho sức khỏe người tiếp xúc.

Hình 1. Tinh thể Sillica trong môi trường làm việc
Tiêu chuẩn OSHA và giới hạn phơi nhiễm mới
Có khoảng 2,3 triệu lao động tại Hoa Kỳ phơi nhiễm bụi Silica, gần 2 triệu người thuộc ngành xây dựng. Việc tiếp xúc kéo dài có thể gây bệnh silic, ung thư phổi, COPD và bệnh thận. Những tác hại này diễn tiến âm thầm nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không kiểm soát ngay từ đầu.

Hình 2. Hình chụp X-Quang của bệnh nhân bị bụi phổi Sillica
Trước thực trạng đó, Cơ quan An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe Hoa Kỳ (OSHA) đã ban hành quy định mới về giới hạn tiếp xúc cho phép. Mức phơi nhiễm tối đa hiện nay là 50 microgam silica tinh thể hô hấp/m³ không khí trong thời gian trung bình 8 giờ làm việc. Các quy định áp dụng cho ngành công nghiệp nói chung (1910.1053) và ngành xây dựng (1926.1153). Việc cập nhật tiêu chuẩn này giúp giảm thiểu hơn 900 ca mắc mới bệnh silic mỗi năm và cứu sống hơn 600 người lao động. Đây là bước tiến quan trọng trong bảo vệ sức khỏe người lao động.
Cách kiểm soát bụi Silica tinh thể
Các doanh nghiệp cần đánh giá nguy cơ theo tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp nói chung (1910.1053) hoặc thực hiện đo lường thực tế. Nếu phát hiện mức phơi nhiễm vượt quy định, cần thông báo cho người lao động và triển khai ngay các biện pháp kỹ thuật – quy trình làm việc – bảo vệ hô hấp phù hợp. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch kiểm soát phơi nhiễm bằng văn bản, được cập nhật ít nhất mỗi năm và lưu trữ hồ sơ đầy đủ.

Hình 3. Trang phục tiêu chuẩn khi tiếp xúc với Sillica
Loại bỏ hoạt động quét hay lau khô vì chúng khiến bụi Silica lan rộng. Thay vào đó, sử dụng phương pháp hút bụi ẩm, hệ thống hút bụi có lọc hoặc cấp ẩm khu vực làm việc. Ngoài ra, cần có biển báo cảnh báo rõ ràng tại khu vực nguy hiểm, kết hợp rào chắn, cọc tiêu để kiểm soát vùng tiếp xúc. Người lao động cần được đào tạo định kỳ về rủi ro từ Silica tinh thể cũng như hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách.
Giải pháp thay thế vật liệu chứa Silica
Một giải pháp thay thế an toàn là sử dụng các loại tấm hoặc cuộn thấm hút không chứa thành phần Silica. Khi lựa chọn, doanh nghiệp nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm định an toàn, phù hợp sử dụng trong môi trường có nguy cơ sinh bụi. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với bụi Silica trong quá trình xử lý sự cố tràn, rò rỉ tại nơi làm việc.

Hình 4. Vật liệu thay thế an toàn cho Silica tinh thể
Tiếp xúc với Silica tinh thể là mối nguy hiện hữu nhưng có thể phòng ngừa nếu kiểm soát đúng cách. Tuân thủ tiêu chuẩn OSHA, đào tạo nhân viên, kiểm tra định kỳ và sử dụng vật liệu an toàn là giải pháp toàn diện. Doanh nghiệp sản xuất cần hành động ngay để bảo vệ sức khỏe lao động và đảm bảo hoạt động bền vững lâu dài.
Nguồn: Brady