Kiến thức kỹ thuật

Ứng dụng của các loại máy cắt cầm tay

Máy cắt cầm tay có công dụng chính là cắt gỗ, cắt sắt, cắt nhựa cứng,… người dùng có thể mở tính năng của máy này bằng cách sử dụng các loại lưỡi, đĩa khác nhau như lưỡi mài, lưỡi đánh rỉ, lưỡi nhám. Chúng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp thợ xây dựng, thợ cơ khí,… giúp bạn hoàn thành tốt công việc, kể cả những nơi chật hẹp, thiếu không gian. Vậy chúng có bao nhiêu loại? Tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Có bao nhiêu loại máy cắt cầm tay phổ thông hiện nay?

Có 3 cách để phân loại máy cắt đó chính là dựa theo loại hình vật liệu, dựa vào kết cấu máy và dựa vào ứng dụng.

Dựa theo loại hình vật liệu cắt

Nếu chia theo hình thức này thì máy cắt được chia ra: máy cắt tấm (lá), máy cắt sản phẩm hình, máy cắt ống, vv.

Dựa vào kết cấu máy
  • Máy cắt với các lưỡi cắt song song: thường dùng để cắt kim loại mặt cắt vuông, chữ nhật, tròn sau khi cán trên các hệ thống máy cán phá, cán phôi, cán hình.
  • Máy cắt kiểu chém: có một lưỡi cắt đặt song song mặt phẳng nằm ngang, còn lưỡi cắt khác nằm nghiêng một góc 2 – 6 độ, nhờ độ nghiêng này mà lực cắt giảm.
  • Máy cắt đĩa: các lưỡi cắt là những đĩa quay tròn dùng để cắt mép (các mặt bên) của thép cuộn, dải và để cắt phá các cuộn kim loại nghĩa là cắt dọc theo chiều dài cuộn.
  • Máy cắt con chuột (máy mài cắt): máy thiết kế kiểu dáng dài và nhỏ gọn, vừa tay cầm nên người dùng có thể dễ dàng sử dụng để nhiều không gian dù chật hẹp hoặc dùng trên cao.

Hình 1. Máy cắt đĩa và máy cắt con chuột

Dựa vào các ứng dụng
  • Máy cắt góc: được sử dụng cho việc cắt góc các loại vật liệu đặc biệt là với nhôm, gỗ,… Máy cắt góc thường có tốc độ không tải khá cao nên tốc độ cắt góc luôn chính xác đến từng milimet, đảm bảo tính thẩm mĩ cho các sản phẩm.
  • Máy cắt kim loại: dòng máy cắt này được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, cơ khí, chế tạo, xây dựng… Như tên gọi, máy dùng chủ yếu để cắt kim loại mà không làm ảnh hưởng các vùng xung quanh vùng cắt.
  • Máy cắt gạch: Bạn chắc sẽ không còn xa lạ đến loại máy này, bởi vì nó là một dụng cụ không thể thiếu trong ngành xây dựng, máy cắt gạch sẽ giúp bạn có những viên gạch được cắt dũa theo một kích thước mà bạn mong muốn cực kì dễ dàng mà không làm hỏng gạch và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
  • Máy cắt đa năng: Là dòng máy cắt thiết kế nhỏ gọn không chỉ dùng để cắt sắt mà còn có thể cắt vải, bìa, xốp…và tốc độ cắt nhanh đảm bảo hiệu quả công việc cho bạn.

Hình 2. Phân biệt các loại mắt cắt dựa vào ứng dụng của chúng

Hiện nay khi nhắc đến dòng máy cắt thì không thể bỏ qua cái tên máy cắt sắt Makita LW1401 đến từ xứ sở Nhật Bản. Loại máy này giúp thực hiện việc cắt rời các tấm sắt theo ý thích một cách nhanh chóng, dễ dàng. Và giá của model này cũng khá “mềm” nên đáp ứng được nhu cầu của nhiều người.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy cắt cầm tay

Việc sử dụng máy cắt cầm tay không hề phức tạp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho chính mình, người dùng cần chú ý đến một số điều sau đây:

  • Mang đầy đủ thiết bị bảo hộ khi sử dụng máy cắt mini cầm tay, bao gồm kính bảo hộ, khẩu trang, bao tay, nút bịt tay, quần áo dài.
  • Không tự ý tháo bỏ nắp che bảo vệ
  • Chỉ sử dụng khi lưỡi cắt còn nguyên vẹn và đảm bảo độ sắc bén
  • Ngắt điện trước khi thay thế phụ kiện, vệ sinh hoặc bảo trì máy
  • Không cho những người “không phận sự” đến gần khu vực máy cắt mini hoạt động để đảm bảo an toàn
  • Không dùng máy cắt cầm tay cùng lúc với nhiều thiết bị nặng điện khác để tránh trường quá tải gây chập cháy
  • Luôn giữ vệ sinh máy sạch sẽ và bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Hình 3. Mang đầy đủ thiết bị bảo hộ khi sử dụng máy cắt mini cầm tay

Công ty cổ phần Bách Liên – VietMRO là nhà cung cấp chính hãng các sản phẩm của Makita. Với tầm nhìn đổi mới trong chuỗi cung ứng hàng hóa công nghiệp dựa trên sức mạnh của công nghệ, chúng tôi mong muốn tạo ra một trang web tiêu biểu cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ MRO cho các nhà máy sản xuất, tổ hợp thương mại, cũng như các dự án xây dựng... Đây sẽ là nơi mà tất cả các nhu cầu mua sắm cho hoạt động sản xuất được đáp ứng chỉ trong "1 chạm". Liên hệ ngay tới hotline 096.394.1881 để biết thêm thông tin hữu ích khác.

Nguồn: Theo website chính hãng của Makita

[danh_sach_bai_viet_lien_quan_trong_content]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *